"Bạn cần vẽ giỏi cỡ nào để trở thành một kiến trúc sư"
"Tôi có thể trở thành KTS không trong khi tôi không thể vẽ”
"Tôi có thể trở thành KTS không trong khi tôi không thể vẽ”
Tôi ước mình có thể biến đi đâu đó ngay lập tức khi nghe 2 câu hỏi trên. Tôi có một vài bí mật muốn chia sẻ ngay đây.
"Để trở thành một KTS, bạn không cần phải vẽ đẹp!!!"
Tôi chắc rằng điều đó làm bạn bất ngờ; nhưng không sao, hãy bình tĩnh lại một chút. KTS kết nối mọi thứ thông qua những bản vẽ kỹ thuật - chúng ta không làm nghệ thuật. Ngạc nhiên ư!! Tôi không biết nhiều KTS có thể vẽ tay tốt và cùng với sự phát triển của đồ họa máy tính; kỹ năng đó đang dần biến mất. Điều đó không hẳn xấu; nhưng vẽ là một kỹ năng tốt cần được phát triển.
Bạn hiểu ý của tôi chứ, đó là kỹ năng và không phải là năng khiếu nghệ thuật? Vẽ hay là phác thảo chính là thứ mà KTS cần - đó là một kỹ năng và bất cứ ai cũng có thể tự phát triển với một chút luyện tập và cố gắng.
Nếu bạn nhìn thấy mẫu áo mà tôi đang làm, tôi đã phải hình tượng hóa mỗi thứ tôi vẽ và như những hình dưới thì tôi hoàn toàn không phải là người vẽ tốt… nhưng tôi không hề lo lắng về điều đó. Hãy bắt đầu với một vài thứ đơn giản - the CAD Ninja hieroglyph.
Bản phác thảo đầu tiên là một dạng khung dây, sau đó tôi sẽ bao lại bằng đường viền. Thật sự thì tôi vẽ tay và chân rất tệ, vậy nên tôi sẽ vẽ đại khái như hình trên (thật đấy - hãy xem những bản phác thảo người của tôi). Sau đó tôi chồng giấy can lên để đi nét lại. Cuối cùng, tôi chụp lại và đưa vào Photoshop để chỉnh sửa hậu kỳ và làm biểu tượng cho những mẫu thiết kế áo của tôi. Trừ khi bạn là một cậu nhóc 12 tuổi, còn không, bạn phải vẽ đi vẽ lại những hình tương tự như hình ninja của tôi ở trên hàng ngàn lần để hiểu được qui trình làm việc từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc như thế nào?
Đây là một trang trong sketchbook tôi đã scan. Tôi phác thảo 1 vài hình ảnh cho những ý tưởng trong đầu - chả có cái nào có thể gọi là đẹp cả nhưng tôi có thể kể cho bạn nghe về hầu hết ý nghĩa của chúng - đó chính là tính kết nối của những hình vẽ trên và đây mới là điều quan trọng. Những thứ này được chuyển thể sang kiến trúc như thế nào. Hãy xem những bản sketch mà tôi đã làm hằng ngày trong công việc của mình.
Đây là bản thảo của thiết kế khung lan can trong dự án của tôi. Bản thảo truyền tải các thành phần khác nhau và làm thế nào để chúng có thể ăn khớp với nhau. Bản vẽ phía dưới là bản vẽ thi công tôi vẽ trên máy tính. Bạn có thể thấy chúng không khác nhau nhiều. Bản thảo chính là kết quả của một quá trình suy nghĩ xuyên suốt - nó giúp tôi xử lý tất cả các phần khác nhau cũng như xác định những vấn đề tiềm ẩn cần được giải quyết trong tương lai. Điểm quan trọng là: Khi lần đầu tiên phác thảo, tôi đã lên dự trù được rằng các con ốc sẽ nằm ở vị trí 12 giờ và 6 giờ. Vì thế mà các bản vẽ sau này đã ăn khớp với nhau. Thường thì tôi phác thảo ra một vài thứ và giao cho những người khác để xử lý những chi tiết còn lại.
Đây là những bản phác thảo đầu tiên. Mấu chốt ở đây là chẳng có bản nào ở đây là tác phẩm nghệ thuật cả! Tôi tốn khoảng 5 phút cho chúng và nhận được một hợp đồng. Tôi vẫn sketch một cách chính xác - không quá đẹp và cũng không quá xấu - nhưng bạn có thể thấy tôi biết kết nối mọi thứ trong khi sketch.
Tôi không có khả năng tạo ra những kiệt tác xuất sắc và tôi hiểu công việc mà mình đang làm. Tôi có thể ngồi xuống cùng một khách hàng, với một cây bút và mẩu giấy trong tay, tôi vẽ ra trước mặt họ những ý tưởng và concept mà chúng tôi đang bàn bạc. Sức mạnh của sketch nằm ở chỗ tôi không để vụt mất bất cứ ý tưởng nào!
Bạn nghĩ gì về sketch? Nó khá quan trọng phải không, đó là kỹ năng có lợi cho KTS chứ? Bạn sẽ trả lời như thế nào với những câu hỏi như ở đầu bài "Tôi vẽ rất tệ, vậy tôi học kiến trúc được không?"
Trường VT lượt dịch theo lifeofanarchitect.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét