Tỉ lệ vàng là tỉ lệ của tự nhiên, thiết kế kiến trúc trên nền tảng tỉ lệ vàng sẽ tạo ra quy mô vàng và hoàn toàn hoà hợp với tự nhiên. Tính số học và tính tự nhiên khiến nó được sử dụng nhiều trong kiến trúc và có trong rất nhiều sinh vật sống của vũ trụ. Bất cứ tiến trình nào dựa trên tỉ lệ vàng đều có tính hình học và tính phát triển.
1.Tỉ Lệ
Là một người hoạt động nhiều trong ngành kiến trúc và đồ hoạ nói riêng và trong lĩnh vực thiết kế nói chung, ắt hẳn hầu hết chúng ta đều biết về Tỉ Lệ Vàng - Golden Section và cũng không xa lạ gì cách xác định được Tỉ Lệ Vàng, nhưng hầu như chúng ta chỉ biết phương pháp hình học mà không biết rằng có rất nhiều cách để xác định nó, ví dụ như đại số ( dãy Fibonacci ) hay nhân trắc học ( số đo cơ thể con người )...vv..... Tỉ Lệ Vàng có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu bởi đơn giản nó là tỉ lệ của tự nhiên.
Chúng ta thường đưa Tỉ Lệ Vàng trong thiết kế của chúng ta bằng cách lấy số đo này chia cho số đo kia bằng Tỉ Lệ Vàng, chúng ta nghĩ như thế đã là ổn nhưng thực chất hai số đo ấy lại chỉ liên quan với nhau và không liên quan gì đến tổng thể của công trình cả. Đó là sai lầm mà chúng ta thường mắc phải khi có ý định thiết kế "Vàng". Vậy, phải làm cách nào ?
Câu trả lời khá là đơn giản, từ những ngày đầu tiên, các bạn đã được thầy cô dạy phải phác ra trước, đi từ lớn đến nhỏ....ở đây cũng thế, chúng ta sẽ cho ra trước một hệ lưới và các số đo trong hệ lưới ấy lần lượt tỉ lệ "Vàng" với nhau, và công việc còn lại của các bạn sẽ có một nền tảng tỉ lệ rất ổn định......
2.Quy Mô
Các bạn nghĩ Quy Mô là gì và Quy Mô trong Kiến Trúc ra sao ? Chúng ta thường nghe nhiều người nói về quy mô to hay nhỏ, thường được nhận xét là "cái này to quá" hay "cái kia nhỏ quá" "quy mô không phù hợp" hoặc "không có điểm nhấn"...v...v
Để hiểu rõ hơn, hãy nhìn vào hình dưới :
Ờ 2 hình đầu tiên, đương nhiên khi nhìn vào chúng ta sẽ nhận xét rằng hình tròn màu đen bên trái sẽ nhỏ hơn cái bên phải trong khi thực chất là chúng bằng nhau về chu vi. Vậy điều gì đã khiến cho chúng ta có sự sai lệch về thị giác đến vậy,đáp án là ở những đường tròn xung quanh, khi chu vi của chúng to hơn cái chính thì cái chính sẽ bị so sánh về cảm giác và cho chúng ta thấy nó nhỏ hơn mặc dù kích thước không đổi và ngược lại với những đường tròn nhỏ.
Tương tự như vậy, ở hai hình tiếp theo, theo những điều đã nói ở trên, chúng ta sẽ thấy tổng thể hình vuông ở bên trái sẽ nhỏ hơn so với bên phải do bị ảnh hưởng thấu thị từ hai hình vuông bên trong.
Vậy từ đây, chúng ta đã có cơ sở về quy mô là gì rồi, và nhận ra những lời nhận xét to hay nhỏ nếu không nêu ra được to hay nhỏ so với cái gì thì lời nhận xét đó không có giá trị, hãy lật ngược vấn đề, hãy nghi vấn và bằng cảm nhận cá nhân,bằng kinh nghiệm để có được một quy mô tốt....
các bạn có thể tham khảo nhiều hơn về hai lĩnh vực này trong cuốn sách " Form, Space and Order " của tác giả là kiến trúc sư Francis D. K. Ching
Châu Tuấn Vinh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét