Đang chuẩn bị đưa tàu ngầm Trường Sa mini lên xe ra biển, ông Hòa nhận được chỉ đạo khẩn tạm ngưng thử nghiệm của Bộ Quốc phòng để kiểm tra lần cuối.
Liên quan đến kế hoạch đưa tàu ngầm Trường Sa mini quay lại biển thử nghiệm lần hai, kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa (Giám đốc công ty cơ khí Quốc Hòa) cho biết, tàu Trường Sa đang ở trạng thái hoàn hảo nhất nhưng tạm thời chưa thể ra quay lại biển.
Theo kỹ sư Hòa, mới đây, Bộ Quốc phòng đã có ý kiến chỉ đạo tạm thời ngưng thử nghiệm để đoàn công tác kiểm tra lần cuối, lấy kết quả báo cáo lên Bộ xem xét. Nếu các chỉ số đảm bảo yêu cầu, Bộ sẽ trực tiếp vạch kế hoạch chi tiết để tàu có thể ra khơi an toàn và đảm bảo thành công.
Trước động thái mới từ cơ quan chức năng, kỹ sư Hòa cho biết, ông cảm ơn sự quan tâm của Bộ dành cho Trường Sa mini và tin tưởng, tàu sẽ sớm được ra khơi.
"Sau khi gắn thiết bị đạt mức hoàn hảo nhất, Trường Sa mini đang chuẩn bị được đưa lên xe ra biển thì bất ngờ nhận chỉ đạo khẩn của Bộ. Dù rất lấy làm tiếc, tôi vẫn tin tưởng ước mơ sẽ sớm thành hiện thực", cha đẻ tàu Trường Sa mini chia sẻ.
Hình ảnh tàu Trường Sa thử nghiệm lần thứ nhất trên biển.
Về kế hoạch thử nghiệm mới tới đây, ông Hòa cho hay, ngoài việc tiếp tục nằm chờ ở xưởng, kế hoạch thử nghiệm cũ có thể sẽ phải hủy bỏ. Cha đẻ tàu ngầm Trường Sa mini cũng chưa chắc chắn địa điểm thử nghiệm có được diễn ra ở biển Thái Bình hay không.
"Sau khi tu sửa tàu xong, tôi đã vạch kế hoạch chi tiết cho lần thử nghiệm tới, nhưng giờ có lẽ sẽ phải hủy bỏ toàn bộ, chờ phản ứng của cơ quan chức năng", ông Hòa cho biết. Dù chưa thể đưa tàu ra biển như dự kiến, vị Giám đốc vẫn tỏ ra lạc quan và tin tưởng vào sản phẩm công nghệ của mình.
Trước thông tin nhiều người cho rằng, việc tàu ngầm ra biển trong tháng 7 âm lịch không thích hợp, ông Hòa cho biết, đây chỉ là những lời dựa vào mê tín đen đuổi, không có căn cứ thực tế.
Mới đây, trong chuyến công tác vào miền nam, kỹ sư Hòa đã có dịp gặp gỡ ông Phan Bội Trân - tác giả chế tạo tàu ngầm Yết Kiêu. Cuộc gặp diễn ra thành công, hai bên đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý giúp phát triển ý tưởng thiết kế tàu ngầm ở hai miền đất nước.
Liên quan đến kế hoạch đưa tàu ngầm Trường Sa mini quay lại biển thử nghiệm lần hai, kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa (Giám đốc công ty cơ khí Quốc Hòa) cho biết, tàu Trường Sa đang ở trạng thái hoàn hảo nhất nhưng tạm thời chưa thể ra quay lại biển.
Theo kỹ sư Hòa, mới đây, Bộ Quốc phòng đã có ý kiến chỉ đạo tạm thời ngưng thử nghiệm để đoàn công tác kiểm tra lần cuối, lấy kết quả báo cáo lên Bộ xem xét. Nếu các chỉ số đảm bảo yêu cầu, Bộ sẽ trực tiếp vạch kế hoạch chi tiết để tàu có thể ra khơi an toàn và đảm bảo thành công.
Trước động thái mới từ cơ quan chức năng, kỹ sư Hòa cho biết, ông cảm ơn sự quan tâm của Bộ dành cho Trường Sa mini và tin tưởng, tàu sẽ sớm được ra khơi.
"Sau khi gắn thiết bị đạt mức hoàn hảo nhất, Trường Sa mini đang chuẩn bị được đưa lên xe ra biển thì bất ngờ nhận chỉ đạo khẩn của Bộ. Dù rất lấy làm tiếc, tôi vẫn tin tưởng ước mơ sẽ sớm thành hiện thực", cha đẻ tàu Trường Sa mini chia sẻ.
Hình ảnh tàu Trường Sa thử nghiệm lần thứ nhất trên biển.
Về kế hoạch thử nghiệm mới tới đây, ông Hòa cho hay, ngoài việc tiếp tục nằm chờ ở xưởng, kế hoạch thử nghiệm cũ có thể sẽ phải hủy bỏ. Cha đẻ tàu ngầm Trường Sa mini cũng chưa chắc chắn địa điểm thử nghiệm có được diễn ra ở biển Thái Bình hay không.
"Sau khi tu sửa tàu xong, tôi đã vạch kế hoạch chi tiết cho lần thử nghiệm tới, nhưng giờ có lẽ sẽ phải hủy bỏ toàn bộ, chờ phản ứng của cơ quan chức năng", ông Hòa cho biết. Dù chưa thể đưa tàu ra biển như dự kiến, vị Giám đốc vẫn tỏ ra lạc quan và tin tưởng vào sản phẩm công nghệ của mình.
Trước thông tin nhiều người cho rằng, việc tàu ngầm ra biển trong tháng 7 âm lịch không thích hợp, ông Hòa cho biết, đây chỉ là những lời dựa vào mê tín đen đuổi, không có căn cứ thực tế.
Mới đây, trong chuyến công tác vào miền nam, kỹ sư Hòa đã có dịp gặp gỡ ông Phan Bội Trân - tác giả chế tạo tàu ngầm Yết Kiêu. Cuộc gặp diễn ra thành công, hai bên đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý giúp phát triển ý tưởng thiết kế tàu ngầm ở hai miền đất nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét