Con biết không, mấy hôm nay mẹ nhìn con mà lòng xót đau khôn tả. Đứa con gái yêu thương của mẹ tại sao lại phải chịu đựng nỗi đau xót xa đến vậy?
Con là niềm tự hào của mẹ, dẫu không phải là người quá thông minh nhanh nhẹn, nhưng con chăm chỉ một cách lạ lùng. Từ ngày đi học cho đến khi tốt nghiệp, mẹ chưa bao giờ thấy con lơi là học tập. Mẹ nhắc con đi chơi, con nói: "Phải lấy cần cù bù thông minh mẹ ạ!". Bố mẹ đều nghèo, bố đi làm bảo vệ ca ở một công ty, lương bổng thấp nhưng may là ổn định. Mẹ ở nhà nhận trẻ về chăm nuôi. Mẹ thương tụi trẻ con một, mẹ thấy con thương các em mười. .
Mẹ còn nhớ có lần vào cuối tuần, mẹ làm bữa tươm tất cho cả nhà với con gà nấu xáo. Mẹ biết con thèm ăn đùi gà lắm, nên phân chia con 1 chiếc, em bé mẹ đang trông hộ hàng xóm 1 chiếc. Con cất dành chiếc đùi gà đến cuối bữa mới ăn, còn em bé béo mầm kia thì chén ngay và thòm thèm nhìn chiếc đùi gà thơm lừng của chị. Một hồi, mẹ thấy con nhường cho em, trong ánh mắt con là sự lấp lánh, chứ không thoáng một chút khó chịu nào.
Mẹ rất yêu cảnh ấy, con gái ạ.
Rồi con tốt nghiệp, con đi làm. Con tiếp tục là một nhân viên cần mẫn chăm chỉ và yêu nghề nhất mà mẹ từng thấy.
Rồi con yêu.
Đúng khi con bắt đầu yêu người con trai ấy, mẹ thấy con bắt đầu gầy đi trông thấy, và hay ốm đau. Mẹ lo lắng và nghĩ chắc là do áp lực công việc và do con miệt mài quá, nên vậy. Mẹ cũng quý cậu bé con yêu, thấy cậu ấy hiền lành, chăm chỉ, ít nói và có lẽ yêu thương con.
Quen nhận thiệt thòi về mình, con đã không bao giờ hé răng với mẹ, với người yêu về những cơn đau của mình. Có lẽ con sợ làm phiền. Con sợ những người thân yêu của mình lo lắng. Con sợ giả sử có nói ra cũng chẳng ai có khả năng giúp mình. Sau này mẹ mới biết, con đã tự mình đi khám và biết mình bị suy thận đã lâu. Nhưng con đã chọn cách một mình đối mặt, chọn sống với nỗi cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.
Hôm con cưới, bố mẹ mừng khôn tả. Vậy là con yêu của mẹ đã tìm được bến bờ hạnh phúc.
Nhưng đúng 10 ngày sau, con được gia đình nhà chồng trả về trong tình trạng ngất lịm. Bố mẹ chồng thay vì đưa con đi bệnh viện, đã chở thẳng con về nhà ta, quẳng vào mặt mẹ lời trách móc nặng nề: Ông bà định lừa chúng tôi, gả cho chúng tôi đứa con gái bệnh hoạn này hả? Mẹ hoảng hốt không kịp nói năng, vội vàng đưa con đi viện, để rồi nhận được tin dữ: con đã suy thận giai đoạn cuối; chỉ còn 1 cách duy nhất là thay thận mà thôi!
Nhà ta nghèo vậy, lấy đâu ra quả thận cho con thay? Bố con nghỉ làm, đưa đón con đi chạy thận hằng ngày. Một thời gian sau, con hồng hào trở lại, vẫn không hé răng một lần hỏi về tin tức chồng hay buông một lời trách móc nhà chồng. Chồng con chắc cũng do áp lực gia đình, hoặc quá sợ hãi, hoặc do tình yêu dành cho con chưa đủ lớn, nên mất tích, không một lần thăm hỏi.
Con lại trở về trong vòng tay mẹ. Mẹ khóc ròng mỗi ngày mỗi đêm, còn con thì cười: Mẹ buồn cười quá, sao lại khóc? Con đã đăng ký thay thận ở bệnh viện rồi. Con lên mạng suốt ngày nữa, rồi con sẽ tìm được quả thận dành cho mình thôi. Tiền con góp được sau bao nhiêu năm đi làm đủ để mua mà mẹ!
Đó cũng là lần đầu tiên con sẻ chia với mẹ. Mẹ lại òa khóc. Tại sao đứa con gái tuyệt vời như con, lại khổ đau đến vậy?
Có phải con chọn cách khép kín lòng mình, ít tâm sự, ít sẻ chia vì nghĩ rằng, bố mẹ con quá vất vả, quá khổ cực nên không muốn bố mẹ phiền lòng và suy nghĩ?
Hãy đừng bao giờ như thế nữa con nhé. Gia đình là một thể thống nhất. Một người đau là tất cả cùng đau. Và bố mẹ càng đau hơn khi nhận ra sự kém cỏi của mình đã đẩy con vào thế giới của sự cô độc.
Nếu cả ba chúng ta cùng cố gắng, con của mẹ đâu phải nhận nỗi cay đắng vì tình người hôm nay? Chúng ta có thể đã vượt qua; con có thể đã có cơ hội được chữa trị; con cũng không dại dột giấu tình trạng bệnh tật với chồng; không đẩy chồng vào cú sốc thiếu lòng tin như hôm nay!
Đừng bao giờ tự trốn vào ốc đảo, khi xung quanh con là một thế giới tràn ngập tình thương và sự sẻ chia, con nhé!
Con là niềm tự hào của mẹ, dẫu không phải là người quá thông minh nhanh nhẹn, nhưng con chăm chỉ một cách lạ lùng. Từ ngày đi học cho đến khi tốt nghiệp, mẹ chưa bao giờ thấy con lơi là học tập. Mẹ nhắc con đi chơi, con nói: "Phải lấy cần cù bù thông minh mẹ ạ!". Bố mẹ đều nghèo, bố đi làm bảo vệ ca ở một công ty, lương bổng thấp nhưng may là ổn định. Mẹ ở nhà nhận trẻ về chăm nuôi. Mẹ thương tụi trẻ con một, mẹ thấy con thương các em mười. .
Mẹ còn nhớ có lần vào cuối tuần, mẹ làm bữa tươm tất cho cả nhà với con gà nấu xáo. Mẹ biết con thèm ăn đùi gà lắm, nên phân chia con 1 chiếc, em bé mẹ đang trông hộ hàng xóm 1 chiếc. Con cất dành chiếc đùi gà đến cuối bữa mới ăn, còn em bé béo mầm kia thì chén ngay và thòm thèm nhìn chiếc đùi gà thơm lừng của chị. Một hồi, mẹ thấy con nhường cho em, trong ánh mắt con là sự lấp lánh, chứ không thoáng một chút khó chịu nào.
Mẹ rất yêu cảnh ấy, con gái ạ.
Rồi con tốt nghiệp, con đi làm. Con tiếp tục là một nhân viên cần mẫn chăm chỉ và yêu nghề nhất mà mẹ từng thấy.
Rồi con yêu.
Đúng khi con bắt đầu yêu người con trai ấy, mẹ thấy con bắt đầu gầy đi trông thấy, và hay ốm đau. Mẹ lo lắng và nghĩ chắc là do áp lực công việc và do con miệt mài quá, nên vậy. Mẹ cũng quý cậu bé con yêu, thấy cậu ấy hiền lành, chăm chỉ, ít nói và có lẽ yêu thương con.
Quen nhận thiệt thòi về mình, con đã không bao giờ hé răng với mẹ, với người yêu về những cơn đau của mình. Có lẽ con sợ làm phiền. Con sợ những người thân yêu của mình lo lắng. Con sợ giả sử có nói ra cũng chẳng ai có khả năng giúp mình. Sau này mẹ mới biết, con đã tự mình đi khám và biết mình bị suy thận đã lâu. Nhưng con đã chọn cách một mình đối mặt, chọn sống với nỗi cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.
Hôm con cưới, bố mẹ mừng khôn tả. Vậy là con yêu của mẹ đã tìm được bến bờ hạnh phúc.
Nhưng đúng 10 ngày sau, con được gia đình nhà chồng trả về trong tình trạng ngất lịm. Bố mẹ chồng thay vì đưa con đi bệnh viện, đã chở thẳng con về nhà ta, quẳng vào mặt mẹ lời trách móc nặng nề: Ông bà định lừa chúng tôi, gả cho chúng tôi đứa con gái bệnh hoạn này hả? Mẹ hoảng hốt không kịp nói năng, vội vàng đưa con đi viện, để rồi nhận được tin dữ: con đã suy thận giai đoạn cuối; chỉ còn 1 cách duy nhất là thay thận mà thôi!
Nhà ta nghèo vậy, lấy đâu ra quả thận cho con thay? Bố con nghỉ làm, đưa đón con đi chạy thận hằng ngày. Một thời gian sau, con hồng hào trở lại, vẫn không hé răng một lần hỏi về tin tức chồng hay buông một lời trách móc nhà chồng. Chồng con chắc cũng do áp lực gia đình, hoặc quá sợ hãi, hoặc do tình yêu dành cho con chưa đủ lớn, nên mất tích, không một lần thăm hỏi.
Con lại trở về trong vòng tay mẹ. Mẹ khóc ròng mỗi ngày mỗi đêm, còn con thì cười: Mẹ buồn cười quá, sao lại khóc? Con đã đăng ký thay thận ở bệnh viện rồi. Con lên mạng suốt ngày nữa, rồi con sẽ tìm được quả thận dành cho mình thôi. Tiền con góp được sau bao nhiêu năm đi làm đủ để mua mà mẹ!
Đó cũng là lần đầu tiên con sẻ chia với mẹ. Mẹ lại òa khóc. Tại sao đứa con gái tuyệt vời như con, lại khổ đau đến vậy?
Có phải con chọn cách khép kín lòng mình, ít tâm sự, ít sẻ chia vì nghĩ rằng, bố mẹ con quá vất vả, quá khổ cực nên không muốn bố mẹ phiền lòng và suy nghĩ?
Hãy đừng bao giờ như thế nữa con nhé. Gia đình là một thể thống nhất. Một người đau là tất cả cùng đau. Và bố mẹ càng đau hơn khi nhận ra sự kém cỏi của mình đã đẩy con vào thế giới của sự cô độc.
Nếu cả ba chúng ta cùng cố gắng, con của mẹ đâu phải nhận nỗi cay đắng vì tình người hôm nay? Chúng ta có thể đã vượt qua; con có thể đã có cơ hội được chữa trị; con cũng không dại dột giấu tình trạng bệnh tật với chồng; không đẩy chồng vào cú sốc thiếu lòng tin như hôm nay!
Đừng bao giờ tự trốn vào ốc đảo, khi xung quanh con là một thế giới tràn ngập tình thương và sự sẻ chia, con nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét