Như một sự sắp đặt khéo léo bởi bàn tay ngẫu nhiên, bài báo viết về một người phụ nữ nghèo đã phải ăn cám lợn suốt 10 năm để nuôi 4 con học đại học và cái tin hàng chục quan chức cấp xã của một tỉnh nọ "xài" bằng giả bị lộ tẩy đã tạo nên hai mảng đối lập về bức tranh giáo dục Việt Nam hiện nay.
Từ sự khác biệt giữa những tấm bằng...
Người phụ nữ nghèo được được bài báo nói đến là bà Tăng Thị Lộc (SN 1948, quê ở xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Nội dung bài báo cho biết, gia cảnh bà Lộc hết sức khó khăn: chồng tàn tật và mất sớm, nhà nghèo lại đông con, một mình bà đã phải tần tảo để nuôi cả gia đình. Chưa dừng lại ở đó, để có tiền nuôi 4 con ăn học nên người, suốt 10 năm trời, người phụ nữ nghèo khổ này đã phải ăn cám lợn thay cơm.
Không phụ lòng mẹ, cả 4 người con của bà Lộc đều cố gắng phấn đấu, học hành giỏi giang, đến nay đều đã tốt nghiệp đại học, có nghề nghiệp ổn định và đền đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ mình.
Câu chuyện của bà mẹ nghèo ăn cám lợn nuôi 4 con học đại học bất giác khiến người ta nhớ đến truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, bữa ăn giữa thời đói khát trước năm 1945 của gia đình bà cụ Tứ cũng không có gì hơn là cám lợn. Cả hai đều giống nhau: đều nghèo khổ, đều hiền lành chất phác, và dù ở trạng huống kiệt cùng về vật chất thì ở họ vẫn lóe lên thứ ánh sáng của sự kiên nhẫn, yêu thương và chịu đựng. Có chăng, sự khác nhau chỉ là một bên là ở trong văn, còn một bên là người thật bằng xương bằng thịt hiện hữu giữa đời thường.
Câu chuyện của bà Lộc khiến người ta phải suy ngẫm nhiều điều. Đó là sự hi sinh và sự chịu đựng đến kì lạ của người mẹ nghèo - người phụ nữ Việt, đó là sức sống về một niềm tin tương lai sẽ tốt đẹp hơn, đó là tinh thần hiếu học của những người thực sự muốn vươn đến tri thức thực sự, muốn thay đổi số phận mình bằng tri thức.
Những tấm bằng đại học mà những người con bà Lộc cầm trên tay hẳn giá trị và ý nghĩa lớn lao lắm bởi có cả mồ hôi và nước mắt của mẹ mình. Đó là những tấm bằng thật, chắc chắn thế, bởi nghèo như họ thì làm gì có tiền mà... mua bằng giả.
Để có tiền nuôi con ăn học, ông Nguyễn Hữu Định (cha thủ khoa ĐH Y Hà Nội năm 2013 Nguyễn Hữu Tiến) đã phải sống trong ống cống và làm nghề vá xe.
Câu chuyện của bà Lộc chỉ là một trong vô số những gia đình nông dân nghèo khác đã và đang nuôi con học đại học. Mới năm ngoái thôi, nhiều người đã phải rớt nước mắt khi câu chuyện về gia cảnh của Nguyễn Hữu Tiến (Thủ khoa Đại học Y, đồng thời đỗ cả đại học Bách khoa Hà Nội năm 2013) lần đầu tiên được công khai trước báo chí. Để có tiền nuôi con ăn học, suốt 10 năm, cha của Tiến - ông Nguyễn Hữu Định (quê Ứng Hòa, Hà Nội) đã phải lên Hà Nội, sống tạm bợ trong ống cống giữa bãi hoang và làm nghề vá xe. Còn hàng trăm gia đình khác như thế mà báo chí chưa biết đến.
Tuy nhiên, cũng trong tuần vừa qua, như một sự sắp đặt khéo léo bởi bàn tay ngẫu nhiên, đồng thời với bài báo viết về một người phụ nữ nghèo đã phải ăn cám lợn suốt 10 năm để nuôi 4 con học đại học là cái tin hàng chục quan chức cấp xã của một tỉnh nọ "xài" bằng giả bị lộ tẩy, cả hai đã tạo nên hai mảng đối lập về bức tranh giáo dục Việt Nam hiện nay.
Cũng tại Nghệ An, qua công tác điều tra, khảo sát cán bộ, người ta đã phát hiện ra hàng chục quan chức cấp xã đồng loạt xài bằng giả. Những cán bộ xã này thậm chí còn chưa tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có trong tay những tấm bằng đại học!
Cũng vẫn theo lời khai của một số cán bộ này (đã được thời sự VTV1 lúc 19h dẫn lại) những tấm bằng giả có giá từ và chục đến cả trăm triệu đồng. Dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi rằng với những cán bộ cấp xã cỡ phó chủ tịch mặt trận, hội nông dân, trưởng phòng nông nghiệp,... khi mà mức lương bậc công chức được công khai, thì họ lấy đâu ra nhiều tiền mà mua bằng giả như thế? Phải chăng tấm bằng chính là nguyên nhân dẫn đến tệ tham ô, tham nhũng? Và cũng chính nhờ "oai" vào tấm bằng (dù là giả) mà họ sẽ có cơ hội thăng tiến xa hơn nữa?
... Đến "dân trí" và "quan trí"
Tình trạng "không học vẫn có bằng" hay "học giả, bằng giả" trong cán bộ không phải bây giờ mới có. Nó là vấn nạn nhức nhối trong nhiều năm nay, làm đau đầu cả Bộ Nội vụ lẫn Bộ GD-ĐT.
Giữa năm 2010, Mỹ công bố danh sách 21 trường đại học "dỏm" tại nước này. Đây là những trường không được công nhận là đại học và có nhiều dấu hiệu vi phạm trong công tác tuyển sinh, đào tạo.
Câu chuyện trường đại học rởm "xứ người" những tưởng chẳng liên quan đến "xứ ta" nhưng thật bất ngờ chính từ công bố trên mà dư luận "xứ ta" được phen "dậy sóng" khi từ đây, báo chí và các cơ quan chức năng đã phanh phui ra hàng loạt vụ quan chức cấp tỉnh "xài" bằng đại học giả được mua từ các trường này.
Đầu tiên là vụ ông Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ với tấm "bằng tiến sĩ" mua từ trường đại học Nam Thái Bình Dương (một trong số 21 trường "dỏm" mà phía Mỹ đã công bố công khai), tiếp đến là ông Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cũng với tấm bằng tiến sĩ rởm này mà sau này ông đã thừa nhận là mua với giá 17.000 USD.
Một đường dây chuyên làm bằng giả bị CA triệt phá.
Hai trăm năm trước, Nguyễn Văn Siêu - một học giả nổi tiếng thời Nguyễn từng nói một câu đại ý rằng: Khi sự học coi trọng khoa cử, thiếu chiều sâu, coi trọng hình thức và bằng cấp thì đạo học thường không ra gì. Có lẽ, với cương vị là Hàn lâm viện Kiểm thảo (vua Minh Mạng phong) khi đó, bằng tầm nhìn xa của mình, ông đã nhìn ra cái hạn chế của nền giáo dục khi quá coi trọng hình thức, coi trọng bằng cấp (học để làm quan, để tiến thân) mà quên đi chiều sâu (tri thức thực sự mà người học lĩnh hội được từ việc học tập).
Nỗi lo của Nguyễn Văn Siêu hơn hai trăm năm trước, đến hôm nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự.
Lâu nay, người ta vẫn thường hay nói phải nâng cao dân trí. Nói mãi thành quen, ít khi chịu nghĩ lại câu mình vừa nói. Sự thực có lẽ không hẳn vậy, sau gần một thế kỷ, nếu lấy điểm mốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 với hơn 90% dân số nước ta mù chữ mà so với hôm nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trình độ dân trí của nước ta đã tiến những bước dài.
Số người không biết đọc biết viết chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đài báo, tivi, internet, các phương tiện thông tin truyền thông khác... cập nhật đến từng gia đình đã làm thay đổi căn bản và sâu sắc nhận thức và sự hiểu biết của người dân.
Mặt bằng "dân trí" nước ta hiện nay không hề thấp, đó là sự thực. Có chăng, cái cần quan tâm lúc này là vấn đề về "quan trí" mà thôi, "quan trí" của một bộ phận không nhỏ cán bộ đã và đang "xài" bằng cấp giả để che đi cái sự học cũng giả kia của mình mới là điều đáng phải bàn.
Từ sự khác biệt giữa những tấm bằng...
Người phụ nữ nghèo được được bài báo nói đến là bà Tăng Thị Lộc (SN 1948, quê ở xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Nội dung bài báo cho biết, gia cảnh bà Lộc hết sức khó khăn: chồng tàn tật và mất sớm, nhà nghèo lại đông con, một mình bà đã phải tần tảo để nuôi cả gia đình. Chưa dừng lại ở đó, để có tiền nuôi 4 con ăn học nên người, suốt 10 năm trời, người phụ nữ nghèo khổ này đã phải ăn cám lợn thay cơm.
Không phụ lòng mẹ, cả 4 người con của bà Lộc đều cố gắng phấn đấu, học hành giỏi giang, đến nay đều đã tốt nghiệp đại học, có nghề nghiệp ổn định và đền đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ mình.
Câu chuyện của bà mẹ nghèo ăn cám lợn nuôi 4 con học đại học bất giác khiến người ta nhớ đến truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, bữa ăn giữa thời đói khát trước năm 1945 của gia đình bà cụ Tứ cũng không có gì hơn là cám lợn. Cả hai đều giống nhau: đều nghèo khổ, đều hiền lành chất phác, và dù ở trạng huống kiệt cùng về vật chất thì ở họ vẫn lóe lên thứ ánh sáng của sự kiên nhẫn, yêu thương và chịu đựng. Có chăng, sự khác nhau chỉ là một bên là ở trong văn, còn một bên là người thật bằng xương bằng thịt hiện hữu giữa đời thường.
Câu chuyện của bà Lộc khiến người ta phải suy ngẫm nhiều điều. Đó là sự hi sinh và sự chịu đựng đến kì lạ của người mẹ nghèo - người phụ nữ Việt, đó là sức sống về một niềm tin tương lai sẽ tốt đẹp hơn, đó là tinh thần hiếu học của những người thực sự muốn vươn đến tri thức thực sự, muốn thay đổi số phận mình bằng tri thức.
Những tấm bằng đại học mà những người con bà Lộc cầm trên tay hẳn giá trị và ý nghĩa lớn lao lắm bởi có cả mồ hôi và nước mắt của mẹ mình. Đó là những tấm bằng thật, chắc chắn thế, bởi nghèo như họ thì làm gì có tiền mà... mua bằng giả.
Để có tiền nuôi con ăn học, ông Nguyễn Hữu Định (cha thủ khoa ĐH Y Hà Nội năm 2013 Nguyễn Hữu Tiến) đã phải sống trong ống cống và làm nghề vá xe.
Câu chuyện của bà Lộc chỉ là một trong vô số những gia đình nông dân nghèo khác đã và đang nuôi con học đại học. Mới năm ngoái thôi, nhiều người đã phải rớt nước mắt khi câu chuyện về gia cảnh của Nguyễn Hữu Tiến (Thủ khoa Đại học Y, đồng thời đỗ cả đại học Bách khoa Hà Nội năm 2013) lần đầu tiên được công khai trước báo chí. Để có tiền nuôi con ăn học, suốt 10 năm, cha của Tiến - ông Nguyễn Hữu Định (quê Ứng Hòa, Hà Nội) đã phải lên Hà Nội, sống tạm bợ trong ống cống giữa bãi hoang và làm nghề vá xe. Còn hàng trăm gia đình khác như thế mà báo chí chưa biết đến.
Tuy nhiên, cũng trong tuần vừa qua, như một sự sắp đặt khéo léo bởi bàn tay ngẫu nhiên, đồng thời với bài báo viết về một người phụ nữ nghèo đã phải ăn cám lợn suốt 10 năm để nuôi 4 con học đại học là cái tin hàng chục quan chức cấp xã của một tỉnh nọ "xài" bằng giả bị lộ tẩy, cả hai đã tạo nên hai mảng đối lập về bức tranh giáo dục Việt Nam hiện nay.
Cũng tại Nghệ An, qua công tác điều tra, khảo sát cán bộ, người ta đã phát hiện ra hàng chục quan chức cấp xã đồng loạt xài bằng giả. Những cán bộ xã này thậm chí còn chưa tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có trong tay những tấm bằng đại học!
Cũng vẫn theo lời khai của một số cán bộ này (đã được thời sự VTV1 lúc 19h dẫn lại) những tấm bằng giả có giá từ và chục đến cả trăm triệu đồng. Dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi rằng với những cán bộ cấp xã cỡ phó chủ tịch mặt trận, hội nông dân, trưởng phòng nông nghiệp,... khi mà mức lương bậc công chức được công khai, thì họ lấy đâu ra nhiều tiền mà mua bằng giả như thế? Phải chăng tấm bằng chính là nguyên nhân dẫn đến tệ tham ô, tham nhũng? Và cũng chính nhờ "oai" vào tấm bằng (dù là giả) mà họ sẽ có cơ hội thăng tiến xa hơn nữa?
... Đến "dân trí" và "quan trí"
Tình trạng "không học vẫn có bằng" hay "học giả, bằng giả" trong cán bộ không phải bây giờ mới có. Nó là vấn nạn nhức nhối trong nhiều năm nay, làm đau đầu cả Bộ Nội vụ lẫn Bộ GD-ĐT.
Giữa năm 2010, Mỹ công bố danh sách 21 trường đại học "dỏm" tại nước này. Đây là những trường không được công nhận là đại học và có nhiều dấu hiệu vi phạm trong công tác tuyển sinh, đào tạo.
Câu chuyện trường đại học rởm "xứ người" những tưởng chẳng liên quan đến "xứ ta" nhưng thật bất ngờ chính từ công bố trên mà dư luận "xứ ta" được phen "dậy sóng" khi từ đây, báo chí và các cơ quan chức năng đã phanh phui ra hàng loạt vụ quan chức cấp tỉnh "xài" bằng đại học giả được mua từ các trường này.
Đầu tiên là vụ ông Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ với tấm "bằng tiến sĩ" mua từ trường đại học Nam Thái Bình Dương (một trong số 21 trường "dỏm" mà phía Mỹ đã công bố công khai), tiếp đến là ông Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cũng với tấm bằng tiến sĩ rởm này mà sau này ông đã thừa nhận là mua với giá 17.000 USD.
Một đường dây chuyên làm bằng giả bị CA triệt phá.
Hai trăm năm trước, Nguyễn Văn Siêu - một học giả nổi tiếng thời Nguyễn từng nói một câu đại ý rằng: Khi sự học coi trọng khoa cử, thiếu chiều sâu, coi trọng hình thức và bằng cấp thì đạo học thường không ra gì. Có lẽ, với cương vị là Hàn lâm viện Kiểm thảo (vua Minh Mạng phong) khi đó, bằng tầm nhìn xa của mình, ông đã nhìn ra cái hạn chế của nền giáo dục khi quá coi trọng hình thức, coi trọng bằng cấp (học để làm quan, để tiến thân) mà quên đi chiều sâu (tri thức thực sự mà người học lĩnh hội được từ việc học tập).
Nỗi lo của Nguyễn Văn Siêu hơn hai trăm năm trước, đến hôm nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự.
Lâu nay, người ta vẫn thường hay nói phải nâng cao dân trí. Nói mãi thành quen, ít khi chịu nghĩ lại câu mình vừa nói. Sự thực có lẽ không hẳn vậy, sau gần một thế kỷ, nếu lấy điểm mốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 với hơn 90% dân số nước ta mù chữ mà so với hôm nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trình độ dân trí của nước ta đã tiến những bước dài.
Số người không biết đọc biết viết chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đài báo, tivi, internet, các phương tiện thông tin truyền thông khác... cập nhật đến từng gia đình đã làm thay đổi căn bản và sâu sắc nhận thức và sự hiểu biết của người dân.
Mặt bằng "dân trí" nước ta hiện nay không hề thấp, đó là sự thực. Có chăng, cái cần quan tâm lúc này là vấn đề về "quan trí" mà thôi, "quan trí" của một bộ phận không nhỏ cán bộ đã và đang "xài" bằng cấp giả để che đi cái sự học cũng giả kia của mình mới là điều đáng phải bàn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét