Thay vì cô đơn vào đời ở tuổi 24, tôi lại cảm thấy mình nên tập trung để làm việc hiệu quả, mong sao công việc thuận lợi và thăng tiến nhanh để có thể gánh vác được cho gia đình.
Đọc bài " Cô đơn tuổi 25" tôi chợt nghĩ một chút về bản thân. Tôi là một cô gái 24 tuổi, từ lúc đi học đến rời ghế giảng đường và cho tới giờ vẫn chưa một lần yêu. Tôi hay đùa với bạn bè, chẳng ai lọt vào mắt xanh của mình và mình cũng chẳng lọt vào mắt xanh của ai. Chuyện đó hình như cũng có phần nguyên do, hồi nhỏ là bố mẹ tác động, đến lúc lớn lại do bản thân. Gia đình tôi không giàu, thậm chí có thể nói là khó khăn, bố mẹ chỉ lao động tay chân.
Tôi được bố mẹ xem như công chúa, không bao giờ phải phụ giúp việc gì, kể cả nấu cơm, giặt đồ bố mẹ cũng đều làm hết, nhiệm vụ duy nhất của tôi là học. Kèm theo đó, tôi không được phép đi chơi với bạn bè, kể cả đi sinh nhật, bố mẹ sợ tôi sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu vì không thể kiểm soát được. Ngoài ra chuyện ăn mặc bố mẹ cực kỳ gắt gao, không được phép mặc áo có nhấn eo, áo dài cũng phải may rộng rãi, không bao giờ được mặc quần bó, quần lửng, kể cả quần jean. Quần áo của tôi luôn là áo sơ mi rộng rãi và quần tây. Tóc không được làm bất cứ kiểu gì ngoài việc để dài và buộc cho gọn gàng.
Tôi đi học, học thêm hay bất kỳ đi đâu đều có bố mẹ đưa đón. Bố mẹ nói đi học là để học, còn muốn yêu đương thì nghỉ học. Có những lúc tôi uất ức vô cùng, nhất là những năm học cấp 3, khi bước vào tuổi dậy thì. Bạn bè xung quanh đều ăn mặc đẹp, nhà giàu có, lại được thoải mái đi chơi. Tuy tôi học giỏi nhưng trong mắt một số người vẫn không được tôn trọng vì nhà nghèo lại ăn mặc quê mùa. Tôi rất được lòng người lớn vì ăn nói lễ phép, nhỏ nhẹ, nhưng đối với bạn bè luôn cảm thấy mình thua kém và không tự tin.
Thời gian đó đối với tôi rất tăm tối và thường trầm lặng nhiều. Khi học đại học, tôi được phép cắt tóc, tự do ăn mặc, hầu như bố mẹ trao lại quyền quyết định cho tôi. Mặc dù nhà nghèo nhưng bố mẹ mua cho tôi xe tay ga, điện thoại xịn để xài. Tôi khác hẳn với mái tóc ngắn, mặc đồ đúng với dáng người của mình trông trẻ hơn cả chục tuổi. Ai nhìn vào cũng bảo tôi chỉ học cấp 2, cùng lắm là cấp 3 vì ngoại hình đáng yêu và gương mặt rất xinh xắn. Bạn bè cũ gặp lại cũng giật mình. Tôi tự tin lên và nói chuyện hoạt bát hơn trước nhiều.
Trong suốt thời gian học đại học tôi lại không thích đi chơi, mặc dù bố mẹ không cấm cản gì, rất ủng hộ. Mỗi khi đi ra ngoài chơi, tôi cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến bố mẹ vất vả ở nhà, làm việc từ sáng tới khuya, không có thời gian nghỉ ngơi, trong khi bản thân quần là áo lụa vui vẻ với bạn bè. Từ từ, tôi chẳng tha thiết chuyện đi chơi với bạn bè. Tôi chơi với những bạn học giỏi, hầu như ngoài thư viện và nhà thì cả đám ít khi đi đâu.
Một năm tôi đi chơi với bạn cấp 3 của mình hai lần vào dịp Tết và lễ lớn. Tôi vẫn thích ăn mặc đẹp, làm cho bản thân đẹp hơn nhưng lại ngán việc đi ra ngoài. Vì ít đi chơi hoặc gặp người lạ nên tôi không có dịp quen bạn trai. Đến khi học năm 2, năm 3 của đại học, bạn bè đều có bạn thì tôi vẫn một mình. Tôi có tính cảnh giác hơi cao.
Lúc học phổ thông tôi thường bị con trai ngó lơ, có lần thích một cái hoa nhưng vì không với tới nên nhờ bạn nam cao lớn hái cho, vậy mà chỉ nhận được nụ cười châm chọc của mấy người bạn xung quanh. Trong khi đó, một cô bạn khác ăn mặc xinh xắn thích một cái hoa ở tít trên cao nhưng cậu ta vẫn cố hết sức hái xuống. Tôi nhận ra, đa số ai cũng đều xem trọng vẻ bề ngoài. Khi học đại học, tôi lại luôn được ưu tiên, làm gì cũng thuận lợi vì vẻ bề ngoài mang lại, đến cả thầy cô cũng thế. Chính vì vậy tôi sợ con trai chỉ thích nhìn vào vẻ bề ngoài rồi đến bắt chuyện, làm quen.
Tôi từng chứng kiến một vài chị họ của mình, vẻ ngoài rất xinh đẹp, từ quê lên thành phố học đại học, có anh theo đuổi mà mưa tầm tã vẫn đợi chị đi học về, ngày nào cũng đón đưa ân cần. Có chị được mua quần áo, giày dép, ngày lễ nào cũng có hoa. Cuối cùng chẳng chị nào tiến tới hôn nhân với người bạn trai đầu tiên. Có người đã ra mắt cả hai bên gia đình luôn mà vẫn chia tay.
Trên mạng đọc những bài viết tâm sự mới thấy, có người quen nhau 7-8 năm vẫn chia tay. Thông thường, yêu nhau càng lâu khi chia tay người ta thường tiến tới hôn nhân với người sau nhanh hơn. Đến giờ, tôi vẫn luôn cái cái nhìn e dè về tình yêu. Tôi biết 24 tuổi gọi là trễ khi chưa có người yêu cũng không đúng lắm, có người còn có muộn hơn tôi. Tôi nói với bố mẹ, khi con 30 tuổi, nếu vẫn chưa có người yêu bố mẹ hãy tìm người mai mối gả con đi, con sẽ không phản đối chuyện mai mối đâu.
Tôi thường có suy nghĩ, yêu đương là một chuyện, hôn nhân là chuyện khác, thay vì yêu đương là một quá trình phiêu lưu vậy thì khỏi cần yêu, chỉ cần đôi bên có ý nghĩ nghiêm túc về xây dựng gia đình là tiến tới hôn nhân luôn. Tôi không đặt bất kỳ yêu cầu cao nào cho bạn trai hay bạn đời của mình, duy nhất cần nghiêm túc trong chuyện tình cảm và có trách nhiệm với gia đình thôi. Nếu người đó có suy nghĩ giống tôi thì thật sự càng tốt. Đám cưới về, cả hai sẽ bắt đầu hẹn hò và tập yêu nhau, như thế thật sự thú vị biết bao.
Còn chuyện có hợp nhau hay không lại không thể biết trước. Như trên tôi đã nói, yêu 7-8 năm, biết rõ nhau đến từng chân tơ kẽ tóc mà vẫn chia tay được, vậy nguyên do là ở cả hai chưa thực sự có trách nhiệm về nhau. Còn nếu như cuối cùng tôi không tìm được ai mà bố mẹ, họ hàng cũng không tìm được ai tôi sẽ ở vậy để nuôi bố mẹ.
Tôi chuẩn bị lên Sài Gòn làm việc một mình, không người quen, không bạn bè, công việc nhà nước, lương không cao nhưng ổn định. Tôi thấy bản thân hơn được nhiều người vì có ngoại hình, kiến thức, công việc mà nhiều người mơ ước. Thay vì cô đơn vào đời ở tuổi 24, tôi lại cảm thấy mình nên tập trung để làm việc hiệu quả, mong sao công việc thuận lợi và thăng tiến nhanh để có thể gánh vác được cho gia đình. Tôi không cảm thấy cô đơn vì tình yêu của bản thân còn đặt rất nhiều nơi bố mẹ và cho em gái nữa.
Đọc bài " Cô đơn tuổi 25" tôi chợt nghĩ một chút về bản thân. Tôi là một cô gái 24 tuổi, từ lúc đi học đến rời ghế giảng đường và cho tới giờ vẫn chưa một lần yêu. Tôi hay đùa với bạn bè, chẳng ai lọt vào mắt xanh của mình và mình cũng chẳng lọt vào mắt xanh của ai. Chuyện đó hình như cũng có phần nguyên do, hồi nhỏ là bố mẹ tác động, đến lúc lớn lại do bản thân. Gia đình tôi không giàu, thậm chí có thể nói là khó khăn, bố mẹ chỉ lao động tay chân.
Tôi được bố mẹ xem như công chúa, không bao giờ phải phụ giúp việc gì, kể cả nấu cơm, giặt đồ bố mẹ cũng đều làm hết, nhiệm vụ duy nhất của tôi là học. Kèm theo đó, tôi không được phép đi chơi với bạn bè, kể cả đi sinh nhật, bố mẹ sợ tôi sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu vì không thể kiểm soát được. Ngoài ra chuyện ăn mặc bố mẹ cực kỳ gắt gao, không được phép mặc áo có nhấn eo, áo dài cũng phải may rộng rãi, không bao giờ được mặc quần bó, quần lửng, kể cả quần jean. Quần áo của tôi luôn là áo sơ mi rộng rãi và quần tây. Tóc không được làm bất cứ kiểu gì ngoài việc để dài và buộc cho gọn gàng.
Tôi đi học, học thêm hay bất kỳ đi đâu đều có bố mẹ đưa đón. Bố mẹ nói đi học là để học, còn muốn yêu đương thì nghỉ học. Có những lúc tôi uất ức vô cùng, nhất là những năm học cấp 3, khi bước vào tuổi dậy thì. Bạn bè xung quanh đều ăn mặc đẹp, nhà giàu có, lại được thoải mái đi chơi. Tuy tôi học giỏi nhưng trong mắt một số người vẫn không được tôn trọng vì nhà nghèo lại ăn mặc quê mùa. Tôi rất được lòng người lớn vì ăn nói lễ phép, nhỏ nhẹ, nhưng đối với bạn bè luôn cảm thấy mình thua kém và không tự tin.
Thời gian đó đối với tôi rất tăm tối và thường trầm lặng nhiều. Khi học đại học, tôi được phép cắt tóc, tự do ăn mặc, hầu như bố mẹ trao lại quyền quyết định cho tôi. Mặc dù nhà nghèo nhưng bố mẹ mua cho tôi xe tay ga, điện thoại xịn để xài. Tôi khác hẳn với mái tóc ngắn, mặc đồ đúng với dáng người của mình trông trẻ hơn cả chục tuổi. Ai nhìn vào cũng bảo tôi chỉ học cấp 2, cùng lắm là cấp 3 vì ngoại hình đáng yêu và gương mặt rất xinh xắn. Bạn bè cũ gặp lại cũng giật mình. Tôi tự tin lên và nói chuyện hoạt bát hơn trước nhiều.
Trong suốt thời gian học đại học tôi lại không thích đi chơi, mặc dù bố mẹ không cấm cản gì, rất ủng hộ. Mỗi khi đi ra ngoài chơi, tôi cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến bố mẹ vất vả ở nhà, làm việc từ sáng tới khuya, không có thời gian nghỉ ngơi, trong khi bản thân quần là áo lụa vui vẻ với bạn bè. Từ từ, tôi chẳng tha thiết chuyện đi chơi với bạn bè. Tôi chơi với những bạn học giỏi, hầu như ngoài thư viện và nhà thì cả đám ít khi đi đâu.
Một năm tôi đi chơi với bạn cấp 3 của mình hai lần vào dịp Tết và lễ lớn. Tôi vẫn thích ăn mặc đẹp, làm cho bản thân đẹp hơn nhưng lại ngán việc đi ra ngoài. Vì ít đi chơi hoặc gặp người lạ nên tôi không có dịp quen bạn trai. Đến khi học năm 2, năm 3 của đại học, bạn bè đều có bạn thì tôi vẫn một mình. Tôi có tính cảnh giác hơi cao.
Lúc học phổ thông tôi thường bị con trai ngó lơ, có lần thích một cái hoa nhưng vì không với tới nên nhờ bạn nam cao lớn hái cho, vậy mà chỉ nhận được nụ cười châm chọc của mấy người bạn xung quanh. Trong khi đó, một cô bạn khác ăn mặc xinh xắn thích một cái hoa ở tít trên cao nhưng cậu ta vẫn cố hết sức hái xuống. Tôi nhận ra, đa số ai cũng đều xem trọng vẻ bề ngoài. Khi học đại học, tôi lại luôn được ưu tiên, làm gì cũng thuận lợi vì vẻ bề ngoài mang lại, đến cả thầy cô cũng thế. Chính vì vậy tôi sợ con trai chỉ thích nhìn vào vẻ bề ngoài rồi đến bắt chuyện, làm quen.
Tôi từng chứng kiến một vài chị họ của mình, vẻ ngoài rất xinh đẹp, từ quê lên thành phố học đại học, có anh theo đuổi mà mưa tầm tã vẫn đợi chị đi học về, ngày nào cũng đón đưa ân cần. Có chị được mua quần áo, giày dép, ngày lễ nào cũng có hoa. Cuối cùng chẳng chị nào tiến tới hôn nhân với người bạn trai đầu tiên. Có người đã ra mắt cả hai bên gia đình luôn mà vẫn chia tay.
Trên mạng đọc những bài viết tâm sự mới thấy, có người quen nhau 7-8 năm vẫn chia tay. Thông thường, yêu nhau càng lâu khi chia tay người ta thường tiến tới hôn nhân với người sau nhanh hơn. Đến giờ, tôi vẫn luôn cái cái nhìn e dè về tình yêu. Tôi biết 24 tuổi gọi là trễ khi chưa có người yêu cũng không đúng lắm, có người còn có muộn hơn tôi. Tôi nói với bố mẹ, khi con 30 tuổi, nếu vẫn chưa có người yêu bố mẹ hãy tìm người mai mối gả con đi, con sẽ không phản đối chuyện mai mối đâu.
Tôi thường có suy nghĩ, yêu đương là một chuyện, hôn nhân là chuyện khác, thay vì yêu đương là một quá trình phiêu lưu vậy thì khỏi cần yêu, chỉ cần đôi bên có ý nghĩ nghiêm túc về xây dựng gia đình là tiến tới hôn nhân luôn. Tôi không đặt bất kỳ yêu cầu cao nào cho bạn trai hay bạn đời của mình, duy nhất cần nghiêm túc trong chuyện tình cảm và có trách nhiệm với gia đình thôi. Nếu người đó có suy nghĩ giống tôi thì thật sự càng tốt. Đám cưới về, cả hai sẽ bắt đầu hẹn hò và tập yêu nhau, như thế thật sự thú vị biết bao.
Còn chuyện có hợp nhau hay không lại không thể biết trước. Như trên tôi đã nói, yêu 7-8 năm, biết rõ nhau đến từng chân tơ kẽ tóc mà vẫn chia tay được, vậy nguyên do là ở cả hai chưa thực sự có trách nhiệm về nhau. Còn nếu như cuối cùng tôi không tìm được ai mà bố mẹ, họ hàng cũng không tìm được ai tôi sẽ ở vậy để nuôi bố mẹ.
Tôi chuẩn bị lên Sài Gòn làm việc một mình, không người quen, không bạn bè, công việc nhà nước, lương không cao nhưng ổn định. Tôi thấy bản thân hơn được nhiều người vì có ngoại hình, kiến thức, công việc mà nhiều người mơ ước. Thay vì cô đơn vào đời ở tuổi 24, tôi lại cảm thấy mình nên tập trung để làm việc hiệu quả, mong sao công việc thuận lợi và thăng tiến nhanh để có thể gánh vác được cho gia đình. Tôi không cảm thấy cô đơn vì tình yêu của bản thân còn đặt rất nhiều nơi bố mẹ và cho em gái nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét